Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả điều trị ghép tủy1 Ghép_tế_bào_gốc_tạo_máu

  1. Tình trạng bệnh nền lúc ghép tủy: một trong những yếu tố tiên lượng quan trọng cho đáp ứng sau ghép tủy. Nếu bệnh nhân đạt được đáp ứng hoàn toàn hay ở giai đoạn mãn (first chronic phase) thì kết quả điều trị cao hơn so với nhóm không đạt đáp ứng hoàn toàn hay ở ngoài giai đoạn mãn.
  2. Nguồn gốc tủy ghép
  3. Tuổi người được ghép tủy: tuổi là một yếu tố ảnh hưởng quan trọng đến kết quả điều trị. Ví dụ, bệnh nhân bệnh bạch cầu nếu được ghép tủy dị thân thì kết quả tốt nhất khi tuổi < 20, với 60-80% sẽ có sống còn không bệnh lâu dài. Tuổi càng cao, tiên lượng càng xấu, nhất là ở tuổi sau 50 tuổi. Có nhiều lý do giải thích cho tình trạng này, đó là tổng trạng kém, bệnh lý đi kèm, khả năng dung nạp kém với điều trị trước ghép tủy và các biến chứng sau ghép tủy. Vì thế ở nhóm bệnh nhân lớn tuổi, điều trị không diệt tủy trước ghép tủy là thích hợp hơn. Riêng ghép tủy tự thân thì biến chứng sau ghép tủy ít chịu ảnh hưởng của tuổi và ghép tủy tự thân có thể thực hiện ở cả bệnh nhân sau 70 tuổi.
  4. Bệnh lý đi kèm: cần lưu ý các bệnh lý đi kèm như bệnh lý phổi, tim mạch, viêm gan siêu vi, nhiễm HIV, nhiễm CMV. Một yếu tố quan trọng nữa là cân nặng của bệnh nhân. Ghi nhận cho thấy những bệnh nhân có cân nặng vượt quá 30% trọng lượng cơ thể tiêu chuẩn thì thường có kết quả xấu hơn.